Bạn có biết xi lanh thủy lực là gì không? Bạn có hiểu về cấu tạo xi lanh thủy lực và nguyên lý hoạt động của xilanh thủy lực không? Bạn hãy tìm hiểu để biết rõ hơn về thiết bị đặc biệt này nhé.
⛳ Xi lanh thủy lực là gì?
Để biết được cấu tạo xi lanh thủy lực thì bạn phải hiểu xy lanh thủy lực là gì. Xi lanh thủy lực là bộ phận chính trong hệ thống truyền động và tự động thủy lực. Đó là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Nó dùng để chuyển tải một vật bất kỳ từ vị trí này sang vị trí khác, nâng hạ một sản phẩm nào đó như cửa của đập thủy điện, tạo lực ép cho máy ép,…
Xi lanh thủy lực cho phép các hệ thống thủy lực áp dụng chuyển động tuyến tính. Lực không có bánh răng cơ học hoặc đòn bẩy. Cách truyền áp suất từ chất lỏng qua piston đến vị trí vận hành. Xi lanh thủy lực là một thiết bị dẫn động sử dụng chất lỏng thủy lực đầu ( nhớt 32, nhớt 48… ). Để tạo ra áp lực áp lực chuyển động tuyến tính và tạo ra lực rất lớn
Xi lanh thuy luc được sử dụng trong hàng loạt các ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. VD như: máy ép thủy lực, máy đóng gói, máy nông nghiệp, thiết bị xây dựng, thiết bị hàng hải. Và khi so sánh với các hệ thống khí nén, cơ học hoặc điện. Thì thủy lực có thể đơn giản, bền hơn và cung cấp điện năng lớn hơn.
Ví dụ, một máy bơm thủy lực có mật độ điện năng gấp 10 lần động cơ điện có cùng kích cỡ. Xi lanh thủy lực có sẵn nhiều loại thiết kế và kết cầu đa dạng để đáp ứng một loạt các nhu cầu ứng dụng.
⛳ Cấu tạo xi lanh thủy lực
Cần phải hiểu rõ về cấu tạo của xi lanh thủy lực, cũng như cách vận hành của nó. Để vận hành xy lanh thủy lực một cách chuyên nghiệp nhất, tăng hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của xy lanh. Chúng ta cần nắm vững cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của Xilanh thủy lực.
✍️ 1, 10: Thân và ắc phía đâu cần xi lanh.
✍️ 2: Vú mỡ.
✍️ 3: Bu lông hãm.
✍️ 4, 5, 19, 20: Mặt bích phần đầu cần xi lanh thủy lực. Gồm phốt làm kín giữa cần piston và phần ắc có cần, bạc lót dẫn hướng, lỗ vào ống đầu.
✍️ 6, 7, 11, 12: Bích của xy lanh thủy lực phía không cần. Gồm các lỗ gắn ống cấp dầu, giảm chấn, phốt làm kín giữa thân xi lanh và bích bu lông.
✍️ 8: Vít khóa.
✍️ 9: Bạc đạn tự xoay (hay bạc đạn nhào)
✍️ 13,14,15,16: Piston là bộ phận chính của xi lanh thủy lực để ngăn cách giữa hai khoang có áp và không áp. Bao gồm thân piston.Các phốt bằng cao su vừa chịu áp suất vừa làm kín cả hai chiều với vỏ xi lanh. Lót giữa hai phốt bằng vật liệu chịu mòn. Thường thì chiều dài nhỏ nhất của thân piston sẽ lớn hơn 2/3 kích thước đường kính trong lòng xilanh.
✍️ 17: Dẫn hướng.
✍️ 18: Võ ngoài xi lanh thủy lực, thường được chế tạo bằng thép hợp kim dẻo và bền, chịu được mài mòn và nhiệt độ.
✍️ 21: Cần Piston được làm từ thép crom, được luyện cứng, bề mặt được mài tròn, mạ một lớp crom chống rỉ.
Qua đó bạn đã hiểu được phần nào cấu tạo xi lanh thủy lực.
⛳ Nguyên lý hoạt động của Xilanh thủy lực
Khi biết rõ cấu tạo của xi lanh thủy lực. Bạn sẽ thấy nguyên lí hoạt động xi lanh thủy lực rất đơn giản như sau: Lực được áp dụng tại một thời điểm được chuyển đến một điểm khác bằng cách sử dụng một chất lỏng không nén được.
Theo hình vẽ, hai piston có màu đỏ phù hợp với hai xi lanh và kết nối với nhau với một ống chứa đầy dầu (phần có màu xanh). Trong trường hợp này, nếu tác động một lực vào piston bên trái trong bản vẽ. Lực sẽ được truyền đến piston thứ hai thông qua dầu chứa trong đường ống. Vì dầu là không nén được. Nên gần như tất cả các lực ứng dụng sẽ xuất hiện ở piston thứ 2. Lực khi tạo ra trong trường hợp này lại rất lớn.
Điều rất đặc biệt ở hệ thống thủy lực là các đường ống kết nối hai xi lanh tùy theo ứng dụng mà có thể thay đổi chiều dài và hình dạng. Hơn nữa, đường ống này cũng có thể rẽ ba để một tổng thể tích xi lanh có thể là nhiều hơn một xi lanh phụ nếu thiết kế ứng dụng cần đến.
Rất dễ dàng để bổ sung bộ phận vào hệ thống thủy lực. Trong một hệ thống thủy lực. Tất cả những gì bạn phải làm là thay đổi kích thước của một động cơ piston và xi lanh sao cho phù hợp. Và bạn phải hiểu rõ cấu tạo Xi lanh thủy lực.
>>> Xem thêm: Thủy Lực Nhất Tín chuyên:
Sửa chữa Xylanh – Piston thủy lực
Sửa chữa thiết bị thủy lực – Khí nén, máy công nghiệp